Giỏ hãng rỗng
LUXURYKITCHEN SÀI GÒN
512 Cộng Hòa, P13, Tân Bình, TP. HCM
(028) 6682.1979 / 0966.318.196
09:15:00 01/11/2014 Lượt xem 1662 Cỡ chữ
ThS Vũ Xuân Hưng (Phó Trưởng phòng Pháp chế VCCI TP.HCM), người có nhiều năm công tác liên quan đến xuất xứ hàng hóa, cho rằng hiện có sự nhầm lẫn trong việc ghi xuất xứ trên nhãn hàng hóa. Người tiêu dùng (NTD) cần biết cách nhận diện xuất xứ hàng hóa để khỏi bị nhầm lẫn.
Thịt bò giết mổ tại Việt Nam vẫn được khoe là bò Úc nhưng nấm Trung Quốc thì lại ghi “xuất xứ Việt Nam”. Liệu có sự nhập nhằng trong cách xác định xuất xứ hàng hóa theo kiểu “tốt khoe, xấu che” không, thưa ông?
Nghị định 89/2006 về ghi nhãn hàng hóa cho phép doanh nghiệp (DN) được ghi xuất xứ bằng cách ghi “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại” hoặc “xuất xứ” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Quy định này vô hình trung tạo ra sự đồng nhất giữa khái niệm “sản xuất, chế tạo” (made in) và “xuất xứ hàng hóa” (origin of goods) khi ghi nhãn hàng hóa. Quy định này nên được sửa đổi, làm rõ để tránh sự nhầm lẫn cho NTD. Bởi lẽ để xác định xuất xứ hàng hóa (origin of goods) và cấp giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) tuân theo các quy tắc xuất xứ ưu đãi, quy tắc xuất xứ không ưu đãi, có sự phân biệt rạch ròi các khái niệm “made in” hay “origin”.
Việc xác định “made in” hay “origin” đúng cách phải như thế nào, thưa ông?
Theo Nghị định 19/2006 về xuất xứ hàng hóa thì rất nhiều trường hợp hàng hóa tuy được sản xuất tại Việt Nam (có made in Viet Nam) nhưng chỉ là “gia công, chế biến giản đơn” hoặc không đáp ứng các tiêu chí về xuất xứ nên không được coi là có xuất xứ (origin) Việt Nam. Ví dụ, DN nhập khẩu các bán thành phẩm của bàn ghế về Việt Nam sau đó lắp ráp thành sản phẩm, “lắp ráp” được coi là “sản xuất” theo Nghị định 19/2006 nhưng việc lắp ráp này chỉ được coi là gia công giản đơn không xét cấp C/O, hàng hóa này không có xuất xứ Việt Nam mặc dù nó được sản xuất tại Việt Nam. DN có thể nhập con bò từ Úc về, theo Nghị định 19/2006, công đoạn giết, mổ động vật được coi là chế biến giản đơn không xét cấp C/O, thịt bò không có xuất xứ Việt Nam và DN vẫn có thể ghi thịt bò đó có xuất xứ từ Úc nếu họ có bằng chứng về xuất xứ khi nhập khẩu bò về Việt Nam. DN nhập nấm, nhập rau củ… được trồng tại Trung Quốc về, phân loại, ngâm trong nước muối để bảo quản, đóng gói lại cũng là chế biến “giản đơn” nên made in có thể là Việt Nam nhưng origin không thể là Việt Nam. Cách ghi nhãn “xuất xứ Việt Nam” hay “sản xuất tại Việt Nam” đều có thể gây hiểu nhập nhằng rằng nấm này trồng tại Việt Nam!
Nguồn: dantri.com.vn
Tham khảo các loại thiết bị nhà bếp: bếp từ, máy hút mùi, lò vi sóng...
tạp chí nhà bếp Khác:
BEPTUSAIGON.VN cam kết sẽ bảo mật những thông tin mang tính riêng tư của khách hàng. Quý khách vui lòng đọc bản “Chính sách bảo mật” dưới đây để hiểu hơn những cam kết mà chúng tôi thực hiện, nhằm tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người truy cập
21/03/2023